Gia phả - Bảo vật của mỗi gia đình
Trong nền văn hóa
phương Đông, lịch sử gia phả đã có trên 3000 năm, châu Âu đã có gần 500 năm,
gia phả được xem như một bức tranh lịch sử thu nhỏ của một gia đình, một dòng họ
thậm chí lớn hơn là của một làng, một vùng đất với những sự kiện lịch sử, những
biến đổi xã hội liên tục với sự tham gia và những ảnh hưởng của dòng họ đến tiến
trình lịch sử của xã hội của những vùng miền khác nhau.
Tại Việt Nam, gia
phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha.
Theo phỏng đoán của các nhà sử học thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp
làm thái thú ở Giao Chỉ và gần hơn là thời vua Lý Nam đến năm 476-545, tuy
nhiên đến thời nhà Lý, nhà Trần thì mới bắt đầu xuất hiện những cuốn tộc phả,
thế phả, phả kí.
Chính việc ghi lại
lịch sử mà gia phả là tài liệu cụ thể nhất để giáo dục truyền thống quý báu của
gia đình, gắn liền với truyền thống của dòng họ của dân tộc cho mỗi con người,
mỗi thế hệ thành viên trong gia đình. Và truyền thống ấy đã trở thành trách nhiệm
của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Trong thực tế xã
hội hiện nay đang có những biến chuyển về tư tưởng, lối sống và đã xuất hiện sự
đi xuống và băng hoại về đạo đức của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Do đó việc
giáo dục, định hướng cho thanh niên những kiến thức về dòng gia đình về những
giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ là điều cần thiết.
Bởi lẽ với những thế hệ trẻ với những kiến thức về giá trị đạo đức, văn hóa của
gia đình có thể giúp họ điều chỉnh năng lực hành vi của mình đúng đắn trong cuộc
sống.
Với các nhà sử họ,
gia phả là nguồn bổ sung cực kì quan trọng cho chính sử bởi những thông tin từ
những nhân vật, sự kiện của dòng họ đều được nghi lại một cách trung thực, cụ
thể và rõ ràng trong gia phả. Hơn nữa việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng của gia
đình Việt Nam, gia đình từ ông cố, bà cố, xuống cháu chắt đều sống chung trong
một mối dây liên hệ sức chặt sẽ về huyết thống máu mủ. Như cây có cội nguồn có
gốc rễ thì làm người cũng có cha mẹ, ông bà tổ tiên. Hướng về cội nguồn là những
cảm xúc, tâm tư cùng một thế giới tâm linh trong sáng và thiêng liêng với những
cảm hứng vang vọng xuất phát từ đáy lòng qua sự khôi phục, bổ sung và duy trì sự
liên tục của gia phả của gia đình và dòng họ.
Gia phả không chỉ
là cơ sở để mỗi con người lần tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, gia phả còn
luôn giữ vai trò xuyên suốt trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo
đức cho con cháu. Bởi vì gia đình không chỉ giúp cho con cháu biết được gốc gác
của mình từ đâu, họ hàng là ai, tổ tiên công đức thế nào. Chính vì thế gia phả
còn được gọi là gia bảo vì đó chính là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại,
chứa đựng những điều tổ tiên môn gửi gắm lại cho con cháu đời sau. Từ gia phả,
gia tộc, từ tiểu chi cho đến đại tông cả dòng họ. Đó chính là sự đa hướng, đa lớp
để bảo vệ nề nếp gia phong, truyền thống gia đình, dòng họ thuần phong mĩ tục
hôm nay và cả mai sau.